Camera IP hay còn gọi là Camera mạng, là một loại Camera có thể được xem và điều khiển từ xa qua giao thức IP trên Internet. Khác với Camera Analog, Camera IP có thể hoạt động như một thiết bị độc lập và không phụ thuộc vào một bộ xử lý trung tâm nào (Đầu ghi hình). Điểm nổi bật khi lắp Camera IP chính là mang lại cho người dùng chất lượng hình ảnh rất sắc nét và trung thực, dễ nâng cấp khi hệ thống đòi hỏi số lượng Camera nhiều hơn và giải pháp lắp đặt Camera IP chính là tương lai của ngành CCTV.
Tuy nhiên, việc lắp Camera IP đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với lắp đặt Các loại Camera khác cũng như giá bán cao hơn. Nếu bạn muốn tự mình lắp đặt hệ thống Camera IP tại nhà đơn giản thì có thể tham khảo bài hướng dẫn dưới đây của CAMERA MIỀN BẮC. Tuy nhiên, nếu là người không chuyên, đối với các hệ thống Camera IP lớn, bạn nên kêu gọi sự hỗ trợ của các Đơn vị lắp đặt Camera chuyên nghiệp, điều đó sẽ đảm bảo hệ thống Camera IP của bạn hoạt động tốt hơn, ít lỗi hơn.
Cần chuẩn bị gì khi lắp camera IP?
Trước khi có thể tự mình thi công Camera IP một cách hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị một số thứ như sau:
- Đầu ghi hình IP (NVR): Camera IP có thể hoạt động độc lập và kết nối với máy tính, điện thoại của bạn mà không cần đầu ghi hình. Tuy nhiên, để tiện cho việc quản lý tập trung và để xem trên màn hình trực tiếp, đầu ghi hình mạng NVR vẫn thường xuyên được sử dụng trong các mô hình lắp đặt Camera IP. Đầu ghi cần chuẩn bị có số kênh tương ứng hoặc nhiều hơn so với số lượng mắt Camera cần lắp như 4/6/8/16,….
- Camera IP: Tùy theo vị trí lắp và tính năng theo nhu cầu bạn có thể chọn thi công Camera IP loại trong nhà hay ngoài trời, độ phân giải 2.0MP, 4.0MP,… có màu ban đêm hay hồng ngoại thường, có mic thu âm hay không cần tùy theo nhu cầu giám sát và điều kiện kinh tế.
- Ổ cứng lưu trữ: Mỗi Camera IP có thể lưu trữ trên thẻ nhớ, Đám mây hoặc ổ cứng: Tuy nhiên, khi trong các mô hình kết nối Camera IP vẫn thường dùng ổ cứng lưu trữ trong đầu ghi để quản lý dữ liệu tập trung và tiết kiệm chi phí. Bạn sẽ chọn ổ cưng theo dung lượng như 500GB, 1TB, 2TB,… tùy theo nhu cầu về thời gian lưu.
- Switch PoE: Switch PoE là một thiết bị trung gian trong hệ thống Camera IP có tác dụng vừa truyền dữ liệu mạng, vừa truyền năng lượng điện cho Camera IP. Với Switch PoE, bạn chỉ cần 1 sợi cáp mạng (vừa truyền mạng, vừa truyền điện) để kết nối Camera về trung tâm cũng như tạo ra các cụm Camera trong hệ thống, tiện cho việc nâng cấp sau này. Việc chọn Switch PoE cũng dựa trên số lượng Camera như 4 cổng, 8 cổng, 16 cổng,…
- Màn hình TV giám sát trực tiếp: Nếu bạn muốn xem trực tiếp hình ảnh Camera thì bạn nên sắm một chiếc màn hình và kết nối đầu ghi với TV qua dây HDMI hoặc VGA.
- Phụ kiện: Dây cáp mạng CAT5, CAT5E, CAT6 hoặc CAT6A, hạt mạng, ốc vít, nẹp dây, băng dính điện,…
- Dụng cụ: Máy khoan, máy bắt vít, tô vít, búa, kìm diẹnd, kìm bấm mạng, dao, kéo, thang,…
Xem thêm:
Hướng dẫn lắp đặt camera IP tại nhà
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn có thể lắp đặt Camera IP lên vị trí tốt nhất và bạn đã xác định từ trước đảm bảo góc quan sát là rộng nhất, rõ nhất và thoáng nhất (không che, cản).
Dưới đây sẽ là những bước cụ thể, mời bạn tham khảo:
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt Camera IP phù hợp
Khi chọn vị trí lắp Camera IP bạn cần:
- Lắp ở nơi mắt Camera nhìn rõ nhất khu vực cần quan sát, trước mắt không có các vật cản, lấp như cành cây, cột, mái nhà,…
- Đặc biệt lưu ý tránh các góc ngược sáng, có đèn rọi hắt lại, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và xung quanh có các vật có thể phản hồng ngoại khiến Camera mịt mờ khi quan sát ban đêm như gần tấm kim loại, kính, tấm mạ bạc.
- Đối với vị trí ngoài trời cần lắp các loại Camera IP chuyên dụng ngoài có vỏ được thiết kế đặc biệt để chống thời tiết, bền bỉ dưới mưa nắng.
- Lắp Camera ở vị trí ngoài tầm với của con người để thiết bị tránh được các sự phá hoại cố tính hay vô ý.
Bước 2: Chọn vị trí đặt đầu ghi hình phù hợp khi thi công Camera IP
Đối với đầu ghi hình NVR, bạn cần chọn đặt ở vị trí thuận tiện nhất:
- Ở gần Modem hoặc Router để có thể kết nối mạng dễ dàng cũng như thuận tiện khi kiểm tra, sửa chữa.
- Ở gần nơi đặt màn hình xem trực tiếp để dễ kết nối (nếu xem trên màn hình).
- Tránh những nơi có độ ẩm cao, khói bụi và chuột bọ làm tổ như kiến, mối.
Bước 3: Bấm đầu và đi dây mạng để kết nối
Khi các mắt Camera và đầu ghi hình đã được đặt lên vị trí của mình, bạn sẽ tiến hành bầm đầu dây mạng bằng Jack RJ45 theo chuẩn T568B, các dây mạng sẽ kết nối từ cổng LAN của từng Camera IP về các cổng PoE trên Switch PoE và 1 dây mạng sẽ kết nối từ cổng Uplink của Switch PoE về Modem hoặc Router mạng.
Bạn sử dụng một dây mạng để kết nối cổng LAN trên đầu ghi hình với Modem hoặc Router đã kết nối với Switch PoE và kết quả là ta có một hệ thống Camera IP đã hoàn tất về mặt thi công.
Bước 4: Cài đặt Camera IP vào đầu ghi hình
Mỗi Camera đóng vai trò như một thiết bị mạng độc lập, chính vì vậy mà ở trạng thái tự nhiên, Camera IP sẽ giống hệt như máy tính hay điện thoại của bạn nhận một địa chỉ IP động (DHCP) được cấp phát bởi Router (Bộ định tuyến). Khi mất điện, Router sẽ cấp lại IP mới cho các camera và gây hiện tượng ngoại tuyến trong trường hợp các Camera kết nối với đầu ghi hình vì đầu ghi chỉ nhận dạng được 1 địa chỉ IP cố định.
Chính vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là kết nối Camera IP với mạng cùng với đầu ghi hình và đặt IP tĩnh (Static IP) cho từng Camera dựa trên dải IP được Router cấp phát thường có Default Gateway (Cổng vào mặc định) dạng 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1.
Các Camera IP khi đặt IP tĩnh, để tránh hiện tượng xung IP đối với các thiết bị mạng khác, bạn nên đặt octet thứ 4 trong địa chỉ IP từ 200 trở lên. Vì dụ Camera IP thứ nhất là 192. 168.0.201, Camera thứ 2 là 192.168.0.202, Camera thứ 3 là 192.168.0.203 cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết số lượng Camera đã được lắp lên.
Đối với đầu ghi hình NVR, bạn cũng nên đặt IP tĩnh là 192.168.0.200 hoặc 192.168.1.200 tùy vào Default Gateway của Router có dải mạng như thế nào. Lứu ý là đầu ghi hình và tất cả các Camera đều phải có IP khác nhau.
Để quét địa chỉ IP và đặt IP tĩnh cho các Camera IP, bạn có thể dùng các phần mềm SADP Tool (Cho Camera Hikvision, Ezviz, HiLook) và Config Tool (cho Camera Dahua, Imou) trên máy tính.
Sau khi đã đặt IP tĩnh cho từng Camera, bạn tiến hành gán từng Camera IP vào đầu ghi qua giao diện máy tính hoặc màn hình trực tiếp là có thể xem được Camera. Giao diện cài đặt và sử dụng của các Camera an ninh ngày nay đều rất trực quan và dễ sử dụng, bạn cứ làm theo các bước được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc TV là được.
Tham khảo:
Bước 5: Tùy chỉnh các thông số kỹ thuật và góc nhìn của Camera
Trên màn hình trực tiếp hoặc trên máy tính kết nối với hệ thống Camera, bạn có thể tùy chỉnh các thông số quan sát của từng Camera IP mà bạn muốn như độ sáng, bật tắt âm thanh (với Camera có mic), định dạng ổ cứng để lưu trữ, độ nhạy hồng ngoại,… Đây là các bước nâng cao, bạn có thể tự khám phá nhé.
Đối với góc quan sát của Camera IP, khi đã lên hình, bạn có thể lấy tay chỉnh góc nhìn cho đúng với khu vực bạn muốn và xiết vít trên thân Camera để cố định góc.
Bước 6: Kết nối Camera IP xem trên điện thoại
Để kết nối camera xem trên điện thoại, bạn sử dụng các Ứng dụng của loại Camera mà bạn lắp đặt như Hikconnect cho Hikvision hay gDMSS, DMSS cho Camera Dahua. Bật ứng dụng lên và quét mã QR của đầu ghi để kết nối giống như các loại Camera khác là xong.
Ngoài ra, Camera IP có thể môt mình kết nối với điện thoại của bạn mà không cần đầu ghi hình. Tong trường hợp này, bạn cài đặt và sử dụng nó như một chiếc Camera WiFi thông thường nhưng khi Add thiết bị trên ứng dụng thì chọn Kết nối mạng dây thay vì WiFi.
Giới thiệu các Mô hình lắp đặt camera IP
Ở trên, chúng tôi đã trình bày phần Hướng dẫn lắp Camera IP tại nhà từng bước đầy đủ. Dưới đây, CAMERA MIỀN BẮC xin gới thiệu một số mô hình lắp đặt Camera IP phổ biến có tính ứng dụng cao để bạn tham khảo:
1. Mô hình lắp đặt Camera IP đơn giản
Đây là mô hình đơn giản nhất và phổ biến nhất. Như trong hình, sau khi lắp đặt Camera IP xong là bạn có thể giám sát tại chỗ qua màn hình TV hoặc từ xa qua máy tính, điện thoại. Quy mô gia đình, cửa hàng nhỏ chỉ sử dụng mô hình này, tiết kiệm nhất cũng như dễ lắp đặt nhất.
2. Mô hình lắp đặt Camera IP khác lớp mạng
Không như mô hình đơn giản ở trên. Trong mô hình này, các Camera IP nằm không cùng 1 dải mạng do một Router cấp phát mà các camera nằm ở nhiều dải mạng do nhiều Router khác nhau cấp phát IP.
Ví dụ các tòa nhà nhiều tầng, mỗi tầng có một Router và các Camera IP lắp ở từng tầng được kết nối với mạng riêng của tầng đó. Vì vậy, việc lắp đăt hệ thống đòi hỏi kỹ thuật viên có chuyên môn cao về mạng và kinh nghiệm lắp đặt Camera IP.
3. Mô hình lắp đặt Camera IP đa điểm
Để cho dễ hiểu, mình đưa ra một ví dụ để bạn hình dung.
Bạn có 1 công ty, công ty đó có Showroom trưng bày ở một nơi, có nhà máy chế biến ở một nơi, có kho chứa hàng ở một nơi, có trụ sở lãnh đạo ở một nơi. Mỗi nơi đều lắp một hệ thống Camera IP riêng. Bây giờ bạn muốn kết nối các hệ thống Camera IP của từng cơ sở này về quản lý tập trung tại trụ sở thì đó chính là Mô hình lắp đặt Camera IP đa điểm.
Dịch vụ lắp Camera IP của CAMERA MIỀN BẮC
Như đã nói ở phần đầu của bài viết, Lắp Camera IP đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với Camera WiFi hay Camera Analog. Đối với những hệ thống đơn giản cho gia đình tầm 1 ~ 4 mắt, bạn có thể tự mình lắp không phải thuê thợ.
Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian, không đủ dụng cụ thi công hay hệ thống Camera IP của bạn khá lớn thì đó là lúc bạn cần đến một đơn vị lắp đặt Camera IP chuyên nghiệp, có đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, chế độ bảo hành tốt và có mặt hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào khi xảy ra sự cố.
Chúng tôi xin giới thiệu CAMERA MIỀN BẮC – Đơn vị cung cấp Dịch vụ lắp đặt camera IP chuyên nghiệp. Với 10 năm uy tín, chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách hàng những sản phẩm Camera IP chính hãng, có tên tuổi trên thị trường, cam kết chất lượng, ít lỗi. Cùng với đó là chế độ bảo hành 24 tháng và hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.
Nếu bạn đang tìm một đơn vị có thể setup một hệ thống Camera IP khiến bạn hài lòng thì hãy liên hệ ngay với CAMERA MIỀN BẮC theo số Hotline: 0982 044 815 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết cho bạn về sản phẩm, giải pháp và báo giá ưu đãi nhất nhất nhé!
Kết luận
Hy vọng là qua bài viết Hướng dẫn lắp Camera IP tại nhà này. Bạn sẽ có thể phần nào tự mình thực hiện việc lắp một hệ thống Camera IP đơn giản cho chính ngôi nhà của mình, hoàn toàn chủ động và tiết kiệm được chi phí thuê thợ.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về những nội dung Hướng dẫn lắp đặt hệ thống Camera IP cụ thể cho từng loại camera như Hikvision, Dahua, hãy Comment để chúng tôi biết và CAMERA MIỀN BẮC sẽ nhanh chóng trả lời bạn nhé. Cám ơn vì đã quan tâm và theo dõi!